Thời điểm giao mùa ở các tháng thu – đông thường không kéo dài nhưng do đặc điểm thay đổi bất thường. Vào thời điểm giao mua nhiệt độ và độ ẩm chênh lệch lớn. Đây chính là nguyên nhanh chính gây ra bệnh hô hấp trên gia cầm. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, DAINAMVET gửi đến bà con chăn nuôi biện pháp: “chăm sóc đàn gia cầm trong thời điểm giao mùa” như sau:
1. CHUỒNG TRẠI
Để chăm sóc đàn gia cầm trong thời điểm giao mùa cần thực hiện các biện pháp sau:
Tu bổ, che chắn chuồng trại đảm bảo, tránh gió lùa, mưa dột đảm bảo nền chuồng luôn khô thoáng. Sống trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ thấp làm giảm sức đề kháng của đàn gà. Nền chuồng ẩm thấp cũng làm cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển . Đây là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh kế phát ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

Dự phòng các tấm phên, bạt,…. để phủ ấm và che chắn chuồng nuôi khi có mưa rào hoặc gió mùa.
Trước khi nuôi đàn mới cần tiêu độc khử trùng và để trống chuồng từ 15-20 ngày. Trong quá trình nuôi cần tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên 1 lần/ tuần. Bà con chăn nuôi có thể sử dụng vôi bột để rắc xung quanh chuông trại. Tiêu độc khử trùng bằng dung dịch sát trùng Eco – grancid.

Lưu ý:
- Với đàn gia cầm non, lưu ý về nhiệt độ và thời gian chiếu sáng. Bởi với gia cầm non chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt nên cần có khu vực quây úm riêng.
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh, phát quang bụi dậm và thu gom rác thải xung quanh khu vực nuôi.
- Thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống và vệ sinh bằng dung dịch sát trùng phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng đệm lót chuồng sinh học: BALASA PROBI giúp giảm mùi hôi chuông trại và đảm bảo môi trường nuôi.

2. CHĂM SÓC ĐÀN GIA CẦM TRONG THỜI ĐIỂM GIAO MÙA
chăm sóc đàn gia cầm trong thời điểm giao mùa cần biết những phương pháp sau.
2.1 NGUỒN THỨC ĂN
Phải đảm bảo nguồn thức ăn sạch, đẩy đủ dinh dưỡng cho đàn gia cầm. Tuyệt đối không sử dụng những loại thức ăn đã mốc, hỏng. Đối với đàn gia cầm non nên sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo dinh dưỡng cho đàn vật nuôi.
Lưu ý: Không nên đột ngột thay đổi thức ăn. Nếu thay đổi, phải thay đổi từ từ để vật nuôi thích ứng, tránh bị bệnh đường tiêu hóa.
2.2 NGUỒN NƯỚC UỐNG
Nguồn nước uống phải đảm bảo. Lượng nước cho vừa phải, hạn chế vương vải ra nền chuồng làm cho nền chuồng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và làm giảm thân nhiệt của vật nuôi.
Nên bổ sung thêm Glucan C30 vào nước uống để tăng đề kháng cho vật nuôi và những ngày thời tiết thay đổi.


2.3 MẬT ĐỘ NUÔI NHỐT
Mật độ nuôi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đàn gia cầm.
Mật độ nuôi phù hợp là:
- Giai đoạn úm nuôi với mật độ 50 – 60 con/m2.
- Gà từ 0,5 – 1,0 kg/con từ 8 -12 con/m2.
- Gà từ 2,0 – 3,0 kg/con từ 3 – 5 con/m2
- Gà đẻ 4 con/m2.

Lưu ý đối với việc chăm sóc đàn gia cầm trong thời điểm giao mùa:
- Chỉ chăn thả đàn gia cầm khi trời đã tan sương, có nắng ấm để đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm .
- Vào những ngày nhiệt độ tăng cao bất thường, cần phải giãn đàn để đảm bảo mật độ nuôi phù hợp.
3. PHÒNG BỆNH
Để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi cần tăng cường phòng bệnh. Trong đó, những công việc cần thực hiện như sau:
Tăng cường vệ sinh chuồng trại đảm bảo sạch sẽ bằng các biện pháp như:Thu gom rác thải, vệ sinh sân chơi với đàn nuôi thả, tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên,….

Chủ động tiêm phòng đầy đủ vaccin để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Vaccin là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Để Vaccin có hiệu quả tốt nhất cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật như bảo quản vắc xin, liều lượng, thời gian tiêm… để có hiệu quả cao sau khi tiêm phòng.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe vật nuôi. Phát hiện sớm vật nuôi bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan cho tổng đàn. Với các bệnh đường hô hấp, nên chủ động cho uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Nên sử dụng men Lacto Pro hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa

Như vậy, DAINAMVET đã giới thiệu đến bà con những phương pháp chăm sóc đàn gia cầm trong thời điểm giao mùa. Chúc bà con có một mùa chăn nuôi thành công. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bà con chăn nuôi theo dõi đại Nam qua các kênh sau:
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0976320466
Website: thuydainam.com
Youtube: https://urlvn.net/jmjbu2h
Địa chỉ: Cụm CN, Thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Tìm hiểu thêm >>>: Bệnh CCRD TRÊN GIA CẦM